spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Mô hình giá P1

Date:

Mô hình giá P1

1. Mô hình giá là gì?

Mô hình giá (Price Pattern) là một biểu đồ của giá có những hình dạng nhất định, chúng thường được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ, và các trader sẽ căn cứ vào đây để dự đoán biến động giá trong tương lại khi chúng có dấu hiệu lặp lại.

Mô hình giá là phương pháp giao dịch khá phổ biến nhất hiện nay. Chính vì thế có lẽ các bạn sẽ thường xuyên nghe thấy những cái tên như: “cốc tay cầm”, “vai đầu vai”, “mô hình đỉnh kép”, “mô hình hai đáy”… Đó chính là tên gọi của một số mô hình giá trong phân tích kỹ thuật đấy.

ĐỌC THÊM: Vàng 13/4-Tình trạng bất ổn hỗ trợ giá vàng.

2. Các Mô Hình giá thường gặp

2.1 Mô hình Hai đỉnh – Double Top

Mô hình hai đỉnh là một mô hình đảo chiều được hình thành sau một giai đoạn tăng giá. Đỉnh được tạo ra khi giá chạm vào những vùng kháng cự nhất định mà không thể phá vỡ. Sau khi chạm vào vùng này, giá giảm xuống nhưng sau đó lại quay lên để kiểm tra vùng kháng cự đó thêm 1 lần nữa. Nếu giá tiếp tục giảm xuống sau lần tăng thứ 2 này là lúc mô hình hai đỉnh hình thành.

mo-hinh-gia-1_op
                            mô hình 2 đỉnh

Ở hình bên trên, có thể thấy hai đỉnh được tạo ra sau một giai đoạn tăng giá mạnh. Lưu ý ở chỗ đỉnh thứ 2 không thể vượt qua được đỉnh thứ nhất. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng đảo chiều có thể xảy ra bởi vì nó đang nói cho chúng ta rằng áp lực mua lên đang yếu dần. Với mô hình hai đỉnh, chúng ta có thể đặt điểm vào phía dưới đường viền cổ – neckline –bởi vì chúng ta đang dự đoán về sự đảo chiều của xu hướng tăng.

mo-hinh-gia-2_optimized
giao dịch với mô hình 2 đỉnh

Giá phá vỡ đường viền cổ và giảm xuống dưới. Hãy nhớ rằng hai đỉnh thường là một mô hình đảo chiều, vì vậy bạn sẽ thường thấy nó sau một xu hướng tăng mạnh. Lưu ý nữa là mức giảm sẽ xấp xỉ bằng với độ cao của mô hình 2 đỉnh. Hãy nhớ kỹ điều này vì nó được dùng để tìm mục tiêu lợi nhuận khi giao dịch với điểm đột phá mô hình.

exness-banner-10

CÁCH GIAO DỊCH VỚI MÔ HÌNH 2 ĐỈNH

Thứ 1: Đợi khi giá breakout ra khỏi đường neckline, chứng tỏ rằng mô hình 2 đỉnh đã được hình thành, thì lúc đó đặt lệnh SELL.

Thứ 2: Nếu để an toàn hơn và tránh bẫy “breakout giả”, thì hãy đợi giá test lại một lần nữa, có nghĩa là giá pullback và chạm và đường neckline (trước là hỗ trợ, nay đã là kháng cự). Nếu giá quay đầu đi xuống khi chạm neckline này, thì lúc này có thể yên tâm đặt lện SELL.

Thứ 3: Khoảng cách giữa 2 đỉnh càng lớn, xác suất giá giảm mạnh càng cao.

Thứ 4: Tìm tín hiệu tích lũy ở khu vực neckline

2.2 Mô hình Hai đáy – Double Bottom

Mô hình hai đáy (Double Bottom) là một mô hình xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, báo hiệu giá chuẩn bị đảo chiều từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng.

mo-hinh-gia-3_optimized
Mô hình 2 đáy

Lưu ý rằng đáy thứ 2 không thể giảm thấp hơn đáy thứ nhất. Đây là dấu hiệu cho thấy lực bán đã yếu đi và khả năng một đảo chiều tăng đang đến.

mo-hinh-gia-4_optimized

Sau đó, giá phá đường viền cổ – neckline – và tạo hướng lên trở lại. Hãy xem giá đã tăng một đoạn xấp xỉ chiều cao của mô hình hai đáy. Hãy nhớ rằng mô hình hai đáy cũng là một mô hình đảo chiều. Bạn sẽ thường thấy nó sau mỗi giai đoạn giảm giá mạnh.

2.3  Mô hình Vai – Đầu – Vai (Head and Shoulders)

MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI THUẬN

Mô hình VĐV là một mô hình đảo chiều Nó được tạo thành bởi một đỉnh (vai trái), tiếp đến là một đỉnh cao hơn (đầu) và cuối cùng là một đỉnh thấp hơn (vai phải). Đường viền cổ – neckline – được vẽ bằng cách nối liền 2 đáy. Đường viền cổ có thể chếch lên hoặc chếch xuống. Thông thường, nếu đường viền cổ chếch xuống là tín hiệu đáng tin cậy hơn.

mo-hinh-gia-5_optimized.
Mô hình Vai đầu vai

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy mô hình VĐV. Phần đầu là phần đỉnh ở giữa và là phần cao nhất của mô hình. Hai vai được tạo ra từ hai đỉnh khác nhưng không cao bằng đầu. Với mô hình này, chúng ta sẽ vào lệnh bán ở phía dưới đường viền cổ. Có thể đo mục tiêu lợi nhuận bằng cách tính độ cao từ đỉnh đầu đến đường viền cổ. Đây sẽ là khoảng cách mà giá có thể đi sau khi phá qua đường viền cổ.

mo-hinh-gia-6_optimized

Có thể thấy rằng một khi giá phá đường viền cổ, giá sẽ đi một khoảng bằng ít nhất khoảng từ đầu đến đường viền cổ.

MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI NGƯỢC

Giống với VĐV nhưng bị đảo ngược lại. Cụ thể, vai đầu tiên là một đáy, tiếp theo đầu là một đáy sâu hơn và vai còn lại là một đáy nông hơn. Mô hình này thường xuất hiện sau một giai đoạn giảm giá.

mo-hinh-gia-7_optimized

Để giao dịch với mô hình VĐV ngược, chúng ta sẽ đặt lệnh mua khi giá phá lên trên đường viền cổ. Mục tiêu lợi nhuận cũng giống như mô hình VĐV, đó là khoảng cách từ đỉnh đầu đến đường viền cổ.

 

Huyền Nguyễn
Huyền Nguyễnhttps://forexrum.com
Tôi là Huyền Nguyễn... Nếu bạn không thể kiềm chế cảm xúc khi giao dịch, bạn sẽ mất tiền. Hành động quan trọng nhất mà bạn có thể làm để cải thiện lợi nhuận giao dịch là tự mình nỗ lực. Thực sự hiểu rõ bản thân và cách bạn nghĩ có thể mang lại cho bạn lợi thế mà những người khác trên thị trường không có. Mục tiêu của tôi là chia sẻ những lời khuyên thiết thực để cải thiện tâm lý ngoại hối của bạn mà không khiến bạn chán nản. Hy vọng rằng bạn có thể phát triển các khía cạnh tinh thần cần thiết để trở thành nhà giao dịch tốt nhất mà bạn có thể trở thành.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

chia sẻ bài viết

spot_imgspot_img
spot_imgspot_img

Bài viết liên quan

Bài viết được quan tâm

3 khối lượng giao dịch giành cho trader giao dịch theo động lượng

3 khối lượng giao dịch giành cho trader giao...

3 setup huyền thoại sau cú nhảy GAP

3 setup huyền thoại sau cú nhảy GAP 3 setup...

Quy luật Wyckoff – Những nguyên tắc cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Quy luật Wyckoff - Những nguyên tắc cơ bản...
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon