Mô hình giá P2
Xem lại mô hình giá P1
1. Mô hình Nêm – Wedge
Mô hình Nêm là tín hiệu một giai đoạn nghỉ của xu hướng hiện tại. Khi mô hình này xuất hiện, nó cho tín hiệu rằng những người giao dịch vẫn còn đang trong giai đoạn quyết định xem sẽ đẩy giá đi đâu. Mô hình Nêm có thể xem là mô hình tiếp diễn hoặc đảo chiều.
Nêm tăng – Rising Wedge
Mô hình nêm tăng được tạo ra khi giá đi chếch lên và nằm giữa một đường hỗ trợ và kháng cự chếch lên. Đường hỗ trợ bên dưới sẽ dốc hơn so với đường kháng cự bên trên. Điều này cho thấy rằng những đáy cao hơn được hình thành nhanh hơn các đỉnh cao hơn. Giá sẽ tạo thành mô hình dạng giống cái nêm.
Với việc giá đang tích lũy lại, chúng ta biết rằng sự bùng nổ đang đến, vì vậy có thể dự đoán một sự phá vỡ ở vùng đỉnh hoặc đáy. Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng, đó thường là dấu hiệu đảo chiều giảm giá. Nếu nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng giảm, nó cho tín hiệu về khả năng giảm điểm tiếp. Điều quan trọng là khi bạn phát hiện ra nó, bạn phải sẵn sàng để vào lệnh.
Trong ví dụ đầu tiên, một mô hình nêm tăng được hình thành khi xu hướng tăng kết thúc. Hãy chú ý cách giá tạo những đỉnh cao mới chậm hơn nhiều so với việc tạo đáy cao mới.
Bạn thấy giá phá cạnh dưới của nêm tăng rồi chứ? Điều này có nghĩa nhiều người giao dịch muốn bán hơn là muốn mua. Họ đẩy giá phá gãy đường xu hướng bên dưới, thể hiện rằng xu hướng giảm có thể sẽ bắt đầu. Mục tiêu mà nêm tăng hướng tới bằng khoảng cách độ cao của nêm. Hãy xem 1 ví dụ khác về mô hình nêm tăng. Trong ví dụ này, nêm tăng đóng vai trò mô hình giảm giá tiếp diễn.
Như bạn đã thấy, giá đang trong một xu hướng xuống trước khi cô đọng lại và tăng nhẹ trở lên bằng cách tạo cách đáy cao hơn và đỉnh cao hơn.
Trong trường hợp này, giá phá vỡ cạnh dưới và xu hướng giảm tiếp tục. Đó là lý do tại sao nó là một dấu hiệu tiếp tục xu hướng. Bạn có thể thấy giá giảm một khoảng bằng chiều cao của nêm. Nhắc lại, nêm tăng được hình thành sau một xu hướng tăng thường sẽ dẫn đến sự đảo chiều sang giảm, trong khi một nêm tăng được hình thành trong xu hướng giảm sẽ là dấu hiệu của khả năng giảm điểm tiếp tục.
Nêm giảm – Falling Wedge
Giống như nêm tăng, nêm giảm có thể là một mô hình đảo chiều hoặc tiếp diễn. Nếu là mô hình đảo chiều, nó được hình thành tại đáy của một xu hướng giảm, thể hiện rằng xu hướng tăng có thể đang đến. Nếu là một mô hình tiếp diễn, nó sẽ hình thành trong một xu hướng tăng, cho thấy rằng lực tăng sẽ quay trở lại. Không giống như mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm là một mô hình tăng điểm – bullish chart pattern.
Trong ví dụ trên, mô hình nêm giảm đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều. Sau một xu hướng giảm, giá tạo ra những đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn. Hãy lưu ý rằng đường nối các đỉnh thì dốc hơn so với đường nối các đáy.
Sau khi phá lên mô hình nêm, giá tăng mạnh trở lại với khoảng tăng xấp xỉ bằng độ cao của nêm. Hãy xem ví dụ khác khi mà nêm giảm đóng vai trò là mô hình tiếp diễn. Khi nêm giảm xuất hiện trong một xu hướng tăng, nó cho tín hiệu rằng xu hướng này sẽ sớm tiếp tục.
Trong trường hợp này, giá đi sideway ngắn sau một giai đoạn tăng mạnh. Nó giống như việc phe mua đang dừng lại để nghỉ và gọi thêm người vào phe đánh lên, trước khi đẩy giá tiếp tục tăng. Mục tiêu hướng đến sẽ bằng độ cao của nêm giảm.
2. Mô hình chữ nhật – Rectangle
Mô hình chữ nhật là một mô hình được hình thành khi giá bị “nhốt” trong 2 đường hỗ trợ và kháng cự ngang nằm song song. Mô hình chữ nhật phản ánh giai đoạn do dự hoặc chưa quyết định của phe mua và phe bán nên giữa lực cung và cầu đang khá cân bằng. Giá có thể chạm vào hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ. Sau đó, giá sẽ đi theo hướng nó đã phá vỡ.
Trong ví dụ bên trên, giá bật vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Chúng ta chỉ cần đợi giá phá vỡ một trong hai phía và đi theo hướng đó. Lưu ý khi bạn thấy mô hình chữ nhật, bạn hãy nghĩ về việc giá phá vỡ chữ nhật.
Chữ nhật giảm – Bearish Rectangle
Chữ nhật giảm được hình thành khi giá đi sideway trong một giai đoạn giảm điểm. Mô hình này xảy ra bởi vì phe bán có thể đang cần một khoảng dừng để “lấy hơi” trước khi tiếp tục đẩy giá giảm tiếp tục.
Trong ví dụ này, giá phá vỡ đáy của chữ nhật và tiếp tục đi xuống. Nếu chúng ta đặt lệnh bán ngay phía dưới hỗ trợ bên dưới, chúng ta đã có lợi nhuận.
Chữ nhật tăng – Bullish Rectangle
Đây là 1 ví dụ khác về chữ nhật, một ví dụ về chữ nhật tăng điểm. Sau một giai đoạn tăng, giá dừng lại một chút. Bạn có thể đoán xem giá đi đâu tiếp theo không?
giá tăng cùng chiều với sideway và sẽ tiếp tục tăng nữa