Giao dịch đơn giản với Hỗ trợ – kháng cự
Nhiều người cho rằng hỗ trợ xảy ra khi người mua nhiều hơn người bán. Kháng cự hình thành khi người bán nhiều hơn người mua. Điều đó không hoàn toàn đúng. Một tay to mua vào có thể chống lại hàng trăm người bán mà giá vẫn đi lên và ngược lại.
Không phải số lượng người mua và bán quyết định di chuyển của thị trường. Đó là quy mô của lệnh mua và bán. Hỗ trợ là nơi có nhiều khối lượng mua hơn bán, kháng cự là nơi có khối lượng bán hơn mua.
ĐỌC THÊM: Kiếm tiền từ Morning Doji star
Tại sao phải xác định hỗ trợ kháng cự?
Bạn đã từng nghe về tầm quan trọng của hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ mình. Đó là những bước ngoặt có thể xảy ra trên thị trường giúp bạn giải quyết bài toán giao dịch của mình. Việc xác định mức hỗ trợ – kháng cự cho phép bạn tham gia vào giao dịch có xác suất cao cũng như giúp bạn thu lại lợi nhuận trên giao dịch của mình. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn làm được điều đó.
1. Đỉnh và đáy quá khứ
Các chỉ báo hỗ trợ và kháng cự đầu tiên là đỉnh và đáy trong quá khứ. Mức giá cao và thấp trong quá khứ là bước ngoặt của tâm lí đám đông thường rất hiệu quả trong thị trường sideway. Đây là khu vực mà thị trường lúc đó chỉ ra rằng nhiều áp lực mua và bán khiến giá quay đầu. Nếu thị trường quay lại khu vực này lần nữa, khả năng có thể giá quay đầu.
Trong biểu đồ trên, bạn thấy rằng khi thị trường tiến gần mức đỉnh và đáy cũ nó bắt đầu đảo chiều. Tất nhiên chúng ta không chỉ muốn đặt lệnh ngay tại mức giá đó mong chờ phán đoán của mình đúng. Chúng ta nên đợi thị trường cho một dấu hiệu xác nhận trước khi vào lệnh.
Ví dụ:
phân tích biểu đồ: nếu thị trường tiến gần mức đáy cũ, đợi thị trường break out dưới mức đó lần đầu tiên, sau khi giá phá vỡ mức hỗ trợ đợi mô hình nến tăng giá hình thành và đóng cửa bên trên mức hỗ trợ mà nó vừa phá qua. Đặt stoploss ngắn dưới mô hình nến tăng giá đó.
2. Sử dụng đường EMA
Không giống như các mức hỗ trợ và kháng cự phía trên, EMA là mức hỗ trợ và kháng cự động, được sử dụng hiệu quả trong thị trường có xu hướng.
Biểu đồ trên sử dụng EMA20 và EMA 50. Thị trường bật tăng sau nhiều lần chạm vào chúng, đây là ví dụ về mức hỗ trợ động. Tuy nhiên trong thị trường có xu hướng yếu thì cách này không hiệu quả vì giá thường cắt qua lại các đường MA.
Tương tự cách trên chúng ta nên chờ xác nhận cho điểm vào lệnh tại vùng giá mà EMA đóng vai trò là vùng cản.
Xu hướng tăng được xác nhận khi EMA 20 ngắn nằm trên EMA 50 dài. Sau khi giá hồi chạm đường hỗ trợ động EMA 50, giá hình thành liên tiếp hai mô hình nến đảo chiều tăng giá. MỘt điểm mua tuyệt vời với stoploss dưới mô hình nến.
Happy tranding!!