Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quyết định, gây ảnh hưởng tới sức khỏe 1 nền kinh tế. Ngoài các yếu tố như lãi suất và lạm phát, thì tỷ giá hối đoái cũng là 1 trong các chỉ số kinh tế được theo dõi, phân tích, vì chúng tác động trực tiếp đến lợi nhuận của bất cứ khoản đầu tư nào cũng như cán cân thương mại quốc gia.
Nghe có vẻ quan trọng nhưng tỷ giá hối đoái là giá trị của loại tiền tệ này so với loại tiền khác, mà chúng ta thường nghe thấy trong giao dịch ngoại hối. Thị trường luôn biến động nên tỷ giá tăng giảm thất thường và nhạy cảm với mọi tin tức. Vì tiền tệ là sự rằng buộc được cấu thành từ nhiều thứ khác nhau, nên tìm hiểu các yếu tố gây ảnh hưởng tới tỷ giá tiền tệ giúp bạn giao dịch ngoại hối dễ dàng hơn.
ĐỌC THÊM: Vàng 17/6- Bài phát biểu của chủ tịch FED Powell.
1. Lãi suất và lạm phát
- Lãi suất. Ngân hàng trung ương của các quốc gia có tác động quan trọng tới tỉ giá đồng tiền nước mình thông qua việc thay đổi lãi suất tái cấp vốn. Khi lãi suất tăng do việc thắt chặt chính sách tài chính tín dụng của một quốc gia, đồng tiền nước đó sẽ tăng giá, nhưng nếu lãi suất tăng do lạm phát cao, thì đồng tiền bị mất giá.
- Lạm phát. Việc tăng giá tại một quốc gia dẫn tới giảm sức mua của đồng tiền nước này, như vậy, làm giảm giá đồng tiền.
2. Thâm hụt tài khoản vãng lai (Current Account Deficits)
Tài khoản hiện tại là cán cân thương mại giữa một quốc gia nào đó với các đối tác thương mại của chính họ. Dùng để mô tả sự khác biệt về giá trị trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ với các quốc gia khác. Nếu một quốc gia mua nhiều hơn bán thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái vì quốc gia này sẽ cần nhiều tiền tệ nước ngoài hơn, do đó làm giảm giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ, hay nói cách khác là làm đồng nội tệ yếu đi.
3. Nợ chính phủ
Đây là tổng nợ quốc gia hoặc nợ công của chính phủ trung ương. Một quốc gia có công nợ chính phủ lớn sẽ khó lòng thu hút đầu tư nước ngoài và dễ dẫn đến lạm phát.
Nợ chính phủ cũng có thể xảy ra khi các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu ra thị trường nếu họ thấy trước được các khoản nợ của chính phủ đang ngày càng gia tăng. Dẫn đến việc đồng nội tệ vượt quá cung và làm giảm giá trị của nó, khiến cho đồng nội tệ trở nên yếu đi.
4. Điều khoản thương mại
Điều khoản thương mại là tỷ lệ giữa giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu của một quốc gia. Khi giá xuất khẩu tăng, lớn hơn giá nhập khẩu, điều khoản thương mại được cải thiện. Dẫn đến doanh thu cao hơn, nhu cầu với đồng tiền nội tệ trở nên lớn hơn và làm tăng giá trị của đồng tiền lên.
5. Hiệu quả kinh tế
Một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một quốc gia là sự ổn định chính trị. Một đất nước, có môi trường chính trị ổn định, sẽ thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn và ngược lại. Khi vốn nước ngoài tăng dẫn đến giá trị của đồng nội tệ cũng được đánh giá cao. Ngoài ra, bình ổn chính trị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tài chính và thương mại, giúp củng cố vững chắc giá trị đồng tiền quốc gia đó.
6. Suy thoái
Trong thời kỳ suy thoái, lãi suất của một quốc gia có khả năng giảm, do đó làm giảm cơ hội đầu tư đến từ nước ngoài. Gây suy yếu đồng tiền của quốc gia cũng làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó giảm theo.
7. Đầu cơ
Các nhà đầu tư luôn muốn có nhiều thông tin dự đoán một loại tiền tệ quốc gia, nhằm xem xét giá trị của nó có thể tăng lên hay không, để kiếm lợi nhuận trong tương lai gần. Do đó, giá trị của đồng tiền tăng dẫn đến nhu cầu tăng theo. Điều này cũng làm gia tăng tỷ giá hối đoái.
Với rất nhiều yếu tố liên quan đã khiến cho tỷ giá hối đoái thay đổi, biến động liên tục. Và điều này có thể gây khó chịu cho những người hay phải giao dịch ngoại hối. Mặc dù việc xem tỷ giá sẽ giúp bạn tìm được thời điểm thích hợp để trao đổi hay chuyển khoản. Nhưng tốt nhất là nên cập nhật tỷ giá hối đoái theo thời gian thực, đồng thời quan tâm đến các yếu tố nêu trên để tìm ra xu hướng giá tốt nhất khi giao dịch.
Bạn thích bài viết này chứ!