Kỹ thuật giao dịch False Breakout.
Giao dịch Forex với Breakout là một chiến thuật đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các Traders luôn luôn lo sợ chính là hiện tượng Breakout giả hay tín hiệu nhiễu của thị trường. Nhưng một vài trường hợp, các Traders có kỹ năng tốt có thể cảm nhận được đằng sau diễn biến của hiện tượng False Breakout là gì. Trong thực tế, False Breakout vẫn là một cách để bạn giao dịch Forex để thu lại lợi nhuận.
Hiện tượng False Breakout trong thị trường Forex là gì?
False Breakout là một hiện tượng trên biểu đồ giá Forex khi phá vỡ một mức giá nào đó, nhưng sau đó đột ngột đổi hướng. Khi hiện tượng Breakout đầu tiên xảy ra, rất nhiều Trader bị cuốn vào việc giao dịch bằng cách vào theo hướng mà thị trường Breakout.
Lưu ý : Cập nhật thêm về Vàng và ngoại tệ nhanh nhất trên kênh telegram của blog ngoại hối : Tại đây.
Những Traders này nhiều lúc phải giữ lại lệnh đó khi hiện tượng False Breakout xảy ra, kết quả là giá “cán” qua Stop Loss.
Sức mạnh của False Breakout
Sau nhiều lần thất bại, bạn bắt đầu nhận ra rằng những mẫu hình False Breakout có thể là một cơ hội để bạn vào lệnh khá tốt. Trong thực tế, rất nhiều Traders thiết kế các chiến thuật giao dịch xung quanh phương pháp này. Về cơ bản, nếu Breakout xảy ra và theo chiều giá tăng, thì bạn vào lệnh Sell và ngược lại.
Điều quan trọng bạn phải học cách dự đoán và phân biệt được đâu là False Breakout và đâu là Breakout thật.
ĐỌC THÊM: Vàng 14/11- Vàng điều chỉnh giảm.
Xác định được hiện tượng False Breakout
Nếu bạn không học cách xác định một hiện tượng False Breakout chính xác, bạn không thể giao dịch mà thu lại lợi nhuận được.
Một cách để xác định được False Breakout là quan sát thật kỹ vào khối lượng giao dịch. Một Breakout thật sự thông thường có khối lượng giao dịch tăng lên mạnh mẽ. Khi khối lượng giao dịch thấp, có nhiều khả năng là hiện tượng Breakout không thành công.
Quan sát hiện tượng False break.
Mũi tên màu đen chỉ xuống thanh Volume là khối lượng giao dịch của đoạn giá trước khi xảy ra Breakout. Bạn có thể thấy khối lượng giao dịch ở khoảng thời gian đó không tăng lên, đây chính là phản ứng của thị trường thể hiện sự “không hứng thú” với hiện tượng Breakout này.
Ví dụ giao dịch False break
Quan sát trên biểu đồ H1 cặp GBP/USD vào cuối tháng 5 năm 2017. Mức hỗ trợ mạnh tại 1.2790 được kiểm tra 3 lần. Thanh nến màu đỏ đóng cửa dưới mức hỗ trợ, đây không phải là tín hiệu giao dịch đáng tin cậy, khối lượng giao dịch giảm củng cố thêm nhiều niềm tin rằng thị trường đang có hiện tượng False Breakout. Giá từ chối Breakout bằng cặp nến Engulfing Tăng. Cơ hội vào lệnh Buy. Cắt lỗ dưới mô hình nến Engulfing. Chốt lời khi dấu hiệu khối lượng giao dịch giảm.
Cập nhật thêm bài viết mới trên Forexrum.