Chiến lược giao dịch với kênh giá có lợi nhuận tốt nhất
Kênh giá là trạng thái dốc lên hoặc xuống được thể hiện bởi đường xu hướng trên và dưới. Đường trên la kháng cự, đường dưới là hỗ trợ.
Cách vẽ kênh giá: bạn cần vẽ đường xu hướng chính dựa trên xu hướng hiện tại của thị trường. Nếu xu hướng tăng bạn nối 2 hoặc 3 đáy của xu hướng lại. Nếu xu hướng giảm thì bạn nối 2 hoặc 3 đỉnh tạo thnahf xu hướng giảm. Sau đó bạn vẽ đường kênh còn lại song song với đường xu hướng chính. Chúng ta cần 2 hoặ 3 đỉnh để vẽ (xu hướng tăng) hoặc đáy( xu hướng giảm) để vẽ kênh giá còn lại.
Chiến lược giao dịch với kênh giá.
ĐỌC THÊM: Chiến lược giao dịch vàng – ngoại tệ 11/3
1. Trade xu hướng với kênh giá
Cú pullback hồi về trong xu hướng và chạm vào kênh giá là thời điểm tốt để giao dịch. Trader nên tránh giao dịch khi kênh quá dốc hoặc đi ngang.
Để giao dịch chiến lược này bạn phải kẻ trendline để hình thành kênh giá và kênh giá nên có “độ dốc” lớn để chứng tỏ trend đang mạnh.
Phân tích biểu đồ trên
_ Kẻ đường trendline dựa vào 2 đỉnh vừa hình thành.
_ Kẻ đường song song với trendline và đặt đường trendline mới đi qua đáy. Bạn đã có một kênh giá
_ Đợi giá hồi về đường trendline sau đó vào lệnh sell khi giá hình thành mô hình bearish insider bar.
Bạn cũng có thể trade theo trend dựa trên đường trendline. Tuy nhiên, khi kết hợp với kênh giá sẽ cho bạn điểm chốt lời tốt hơn.
2. Tín hiệu đảo chiều với kênh giá
Bạn cần 2 khung thời gian để tìm tín hiệu vào lệnh tốt hơn. Trên khung thời gian lớn bạn xác định xu hướng, sau đó chuyển về khung thời gian thấp để đợi cú pullback. Bạn vẽ kệnh giá trên cú pullback đó. Trong xu hướng tăng giá phá vỡ bên dưới đường kênh và bị bật trở lại ngay lập tức, đó là dấu hiệu mua.
Ngược lại ở vị thế bán, giá phá vỡ đường kênh trên trong xu hướng giảm nhưng bị đảo ngược lại ngay lập tức, thì đó là tín hiệu để ta mở vị thế bán.
Trade ngược trend luôn có khả năng thắng khá thấp vì vậy chúng ta cần lựa chọn thật cẩn thận, chỉ trade những setup tốt nhất. Bạn cần tuân thủ nguyên tắc sau:
_ Hãy chắc chắn kênh giá đi ngược xu hướng chính của khung thời gian lớn.
_ Tìm điểm đảo chiều ở kênh giá có độ dốc lớn. Các channel có độ dốc càng lớn thì càng ít bền vững.
_ Tìm tín hiệu từ chối mạnh khi giá breakout khỏi channel
3. Trade sideway với kênh giá
Kênh giá rất hữu dụng khi thị trường sideway.
Với kênh giá đi ngang, chúng ta sẽ sell khi giá chạm đỉnh channel và buy khi giá chạm đáy channel.
Ví dụ bên dưới là trade trong thị trường sideway. Khi dùng mô hình Gimme bar, chúng ta sẽ không dùng trendline mà sử dụng bollinger bands đóng vai trò làm kênh giá.
4. breakout (phá ngưỡng) với kênh giá
Trade giá breakout thường rất dễ thất bại. Vì nó là thời điểm nhạy cảm nhất trong thị trường, hầu hết các trader đều buy khi giá thấp và sell khi giá lên. Khi giá breakout, giá thường ở trạng thái quá cao (uptrend) hoặc quá thấp (downtrend) thế nên nếu bạn trade breakout, bạn thường gặp tình trạng “một mình mình trade”, điều đó khiến cho việc giá sau khi phá ngưỡng bị từ chối (breakout failure) rất hay gặp.
Quy luật để chọn loại breakout để trade.
_ Chú ý vào volume giá (khối lượng giao dịch). Giá breakout thành công thường khi volume thị trường lớn
_ Chú ý các nến breakout có độ lớn nổi bật so với độ lớn trung bình của các nến trước đó.
Trên đây là 4 chiến lược giao dịch với kênh giá để có lợi nhuận mời bạn tham khảo.