Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ
Có rất nhiều yếu tố tác động đến giao dịch của bạn, các yếu tố đó cũng là điểm mạnh hoặc yếu cho các loại tiền tệ trong dài hạn mà bạn đang giao dịch. Dưới đây là một vài yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ:
1. Tăng trưởng kinh tế và kì vọng
Triển vọng và tăng trưởng kinh tế được nắm giữ bởi người tiêu dùng, các doanh nghiệp và chính phủ.
Khi kinh tế tăng trưởng và người tiêu dùng nhận thức được điều đó, họ bắt đầu chi tiêu nhiều hơn.
Các doanh nghiệp tạo ra doanh thu lớn họ sẽ phải chi nhiều hơn, đóng góp khoản thuế cho chính phủ
Khi mọi người chi tiêu nhiều tác động đến nền kinh tế. Nếu nền kinh tế yếu chi tiêu của người tiêu dùng kém thì các doanh nghiệp không kiếm được tiền.
==> Sự tiêu cực hay tích cực của nền kinh tế đều ảnh hưởng trực tiếp nền thị trường tiền tệ
ĐỌC THÊM: Vàng 2/6-Dữ liệu bảng lương ADP
2. Dòng vốn
Sự tiến bộ của công nghệ, internet phát triển góp phần đầu tư trở nên dễ dàng hơn cho dù bạn ở bất kì đâu.
Bạn chỉ cần vài cú nhấp chuột cho những hoạt động đầu tư vào bất kì sàn chứng khoán nào, từ Newyork, đến London, từ giao dịch chỉ số Nikkei cho đến việc mở một tài khoản ở sàn ngoại hối để giao dịch đô la Mỹ, Euro hay bất kì đồng tiền nào mà bạn muốn.
Dòng vốn dùng để chỉ sự dịch chuyển của dòng tiền chảy vào hoặc chảy ra khỏi một đất nước hay một nền kinh tế bởi những hoạt động đầu tư và mua bán.
Việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa làm thay đổi cung cầu của một quốc gia thì dòng tiền chảy vào ra cũng vậy
Nền kinh tế của một quốc gia đang có những dấu hiệu khởi sắc, các nhà đầu tư sẽ rất nhanh chóng tìm cách đầu tư nhiều hơn vào thị trường này.
Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và đồng tiền quốc gia đó.
Như khi trái phiếu ở một quốc gia nào đó cao sẽ thu hút các nguồn vốn đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác, điều đó tạo ra nhu cầu rất lớn đối với đồng nội tệ. Làm cho đồng nội tệ tăng giá.
3. Dòng chảy và cán cân thương mại
Chúng ta đang sống trong một thị trường toàn cầu. Các quốc gia bán hàng hóa của mình cho các quốc gia muốn mua (xuất khẩu), đồng thời mua những hàng hóa họ muốn từ các quốc gia khác (nhập khẩu).
Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ trao đổi USD/CNY với các nhà xuất khẩu Trung Quốc khi họ mua hàng hóa. Và nhà nhập khẩu của Trung Quốc trao đổi CNY/EUR với các nhà xuất khẩu châu Âu khi họ mua hàng hóa. Tất cả việc mua và bán này đều đi kèm với việc trao đổi đồng tiền, từ đó thay đổi dòng tiền tệ vào và ra khỏi một quốc gia và giá trị của đồng tiền đó.
Cán cân thương mại đo lường chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu của một nền kinh tế nhất định. Nó cho thấy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia, cũng như đối với đồng tiền của quốc gia đó.
Xuất khẩu > Nhập khẩu = Thặng dư thương mại = Cán cân thương mại dương (+)
Nhập khẩu > Xuất khẩu = Thâm hụt thương mại = Cán cân thương mại âm (-)
Thâm hụt thương mại có xu hướng đẩy giá đồng nội tệ xuống so với các loại tiền tệ khác. Các nhà nhập khẩu ròng trước tiên phải bán đồng nội tệ của họ để đổi lấy đồng ngoại tệ mua hàng hóa nước ngoài. Điều ngược lại xảy ra với đồng tiền của các quốc gia có thặng dư thương mại.
4. Chính phủ
Chính phủ là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của tiền tệ.
Chính phủ sẽ phải giải quyết mọi vấn đề của đất nước, những khó khăn về tài chính, những triển vọng đầu tư.
Chính vì thế, mọi sự bất ổn đến từ nội bộ chính phủ hay những thay đổi đối với bộ máy chính quyền đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia và thậm chí là các quốc gia khác.
Mọi tác động đến nền kinh tế đều gây ra những ảnh hưởng lớn đến giá trị của tiền tệ.
5. Quan điểm của Ngân hàng Trung Ương
NHTW là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ giá, chính là quan điểm về chính sách của các Ngân hàng Trung ương (NHTW), lâu nay vẫn được biết đến với tên gọi “Diều hâu” và “Bồ câu”.
Các NHTW được mô tả là “diều hâu” khi họ ủng hộ chính sách tiền tệ thắt chặt, điển hình là việc tăng lãi suất để chống lạm phát, thậm chí gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Ví dụ, Ngân hàng Anh nhận thấy sự tồn tại của mối đe dọa lạm phát cao. Ngân hàng Anh có thể được mô tả là diều hâu nếu họ đưa ra tuyên bố chính thức nghiêng về việc tăng lãi suất để giảm lạm phát.
Ngược lại, các NHTW được mô tả là “bồ câu”, khi họ áp dụng một chính sách tiền tệ nới lỏng có vẻ ôn hòa hơn, điển hình là việc hạ lãi suất để kích thích phát triển kinh tế và việc làm.