Chỉ số GDP- Tác động của GDP lên thị trường chứng khoán
Chỉ số GDP- Tác động của GDP lên thị trường chứng khoán
1. Chỉ số GDP
Trên thị trường ngoại hối việc phân tích và dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là không cần thiết. Chỉ số GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô tổng quát, cho nên nó sẽ không ảnh hưởng lớn tới những biến động của tỷ giá trong ngắn hạn.
Chỉ số này thường thay đổi theo đơn vị phần trăm (%). Số liệu chỉ số GDP hàng quý được công bố đều đặn vào một thời điểm xác định nào đó, và kỳ vọng của thị trường có thể không trùng khớp với chỉ số thực. Bạn cũng nên nhớ rằng chỉ số GDP với vai trò là một trong những chỉ số cơ bản nhất là một yếu tố rất quan trọng cần xem xét đối với những kế hoạch đầu tư dài hạn.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm).
Tỷ lệ tăng trưởng GDP của một quốc gia càng cao thì tình hình kinh tế của quốc gia đó càng tốt. Tỷ lệ tăng trưởng GDP tối ưu là vào khoảng 3% một năm. Nếu chỉ số GDP tăng trưởng quá nhanh, ngân hàng trung ương sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn và điều này sẽ ảnh hưởng tích cực lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.
ĐỌC THÊM: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán
Chỉ số GDP tăng ==> tỷ giá hối đoái tăng
Công thức phổ biến nhất để tính toán chỉ số GDP như sau:GDP không phải là chỉ số duy nhất phản ánh sức cạnh tranh của nền kinh tế của một quốc gia. Để hiểu biết đầy đủ những động lực và triển vọng phát triển của một nền kinh tế, bạn phải so sánh số liệu mới nhất với những số liệu lịch sử cũng như số liệu của các quốc gia khác.
GDP = Tiêu dùng + Đầu tư + Chi tiêu công + (Xuất khẩu – Nhập khẩu)
Tại Mỹ, Cơ quan Phân tích Kinh tế, BEA, (http://www.bea.gov) thuộc Bộ Thương mại Mỹ chịu trách nhiệm tính toán chỉ số GDP.Báo cáo chỉ số GDP quý của Mỹ được cập nhật vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 mỗi tháng. Sau mỗi quý chỉ số của các tháng đều được xem xét đánh giá lại. Báo cáo thường kỳ này được công bố bởi Cơ quan Phân tích Kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ vào khoảng giữa ngày 20 và 30 hàng tháng.
Dưới đây là chỉ số GDP của mỹ từ 1990 đến hiện tại.
2. GDP tác động đến thị trường chứng khoán
Khi nền kinh tế có sức tăng trưởng thì thị trường chứng khoán sẽ phát triển theo và thông thường thị trường sẽ phản ứng sớm hơn. Một số ngành nhạy với chu kỳ tăng trưởng sẽ có sự phát triển trước.
Khi nền kinh tế phát triển, thông thường sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, thu nhập/ đầu người cao . Lúc này, người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ gia tăng theo thúc đẩy sản xuất phát triển, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp này sẽ gia tăng. Từ đó, thị trường chứng khoán sẽ phát triển.
Giả sử nền kinh tế hiện tại có 3 đối tượng chính là hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Khi nền kinh tế tăng trưởng, hộ gia đình sẽ có thu nhập/ đầu người cao hơn, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu hơn, thúc đẩy thị trường sản xuất phát triển và thị trường chứng khoán phát triển. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, khi sản lượng tiêu thụ gia tăng theo nhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở rộng đầu tư. Doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh thu và lợi nhuận và qua đó, phát triển thị trường chứng khoán. Đối với chính phủ, thuế thu được sẽ gia tăng theo lợi nhuận của doanh nghiệp, ngân sách nhà nước sẽ được gia tăng, chính phủ sẽ có nguồn lực để đầu tư và mở rộng chi tiêu công.
==>Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển
Ví dụ GDP tác động đến nền kinh tế Việt nam và thị trường chứng khoán nói riêng: giai đoạn 2006-2007 khi Việt Nam có GDP tăng trưởng mức cao (8,5%/năm) và chúng ta có những năm chứng khoán gia tăng mạnh mẽ . Giai đoạn 2008-2009, GDP bắt đầu thấp kỷ lục và chứng khoán giảm sốc. Năm 2015 , GDP bắt đầu tăng lại.