Fed sẽ có những hành động nào để ổn định kinh tế trong buổi điều trần năm 2024
Bạn còn nhớ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, phá sản quỹ phòng hộ LTCM, vụ vỡ nợ ở Nga và sự sụp đổ của Lehman? Tất cả đều diễn ra vào mùa hè.
Khi có ít “đám cháy” tài chính cần được dập tắt, các ngân hàng trung ương nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để xem xét lại chính sách và triển vọng trong tương lai. Tại thời điểm đó, có ít lịch họp chính sách hơn và nhiều người tham gia thị trường đang trong kỳ nghỉ.
Kết quả của việc áp dụng chính sách này thường được đưa ra công chúng cuộc họp cuối tháng 8 tại Jackson Hole, Wyoming. Sự kiện thường niên này do Fed Kansas tổ chức quy tụ các thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới, các nhà kinh tế học và giới truyền thông chuyên ngành. Đây là một diễn đàn quan trọng và thú vị để đánh giá hiệu quả của các chính sách và khám phá tư duy mới. Theo như minh họa khá ấn tượng vào năm 2010 của Chủ tịch Fed Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Ben Bernanke, đây cũng là diễn đàn để công bố những định hướng chính sách mới.
Đội ngũ tiến sĩ kinh tế có năng lực của Fed và các chuyên gia chính sách khác sẽ cân nhắc về một loạt vấn đề then chốt đối với sự thịnh vượng kinh tế của Mỹ và sự ổn định tài chính toàn cầu; chúng ta có thể biết được phương hướng cũng như suy nghĩ của những người tham gia khi chủ tịch Jay Powell đưa ra bài phát biểu quan trọng rất được mong đợi vào tháng tới. Những câu hỏi đặt ra cần được giải quyết trong cuộc họp lần này:
- Đầu tiên, tại sao các dự báo của Fed lại sai lầm đến vậy, cả về lạm phát hoặc thất nghiệp – hay còn gọi là nhiệm vụ kép – trong những năm gần đây? Và điều này đã dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào dữ liệu trong việc xây dựng chính sách của ngân hàng trung ương ở mức độ nào?
- Thứ hai, những thay đổi đang diễn ra về cơ cấu dài hạn trong cách thức hoạt động của nền kinh tế Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách hơn là những dữ liệu ngắn hạn “nhiễu loạn”.
- Thứ ba, do các bản sửa đổi chính sách tiền tệ năm 2020 của Fed gần như đã lỗi thời và có khả năng gây ra các tác động xấu.
- Thứ tư, liệu Fed có đủ tự tin để giải quyết hai vấn đề quan trọng có liên quan mật thiết và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế hay không?
- Thứ năm, liệu bây giờ có phải là lúc Fed phải chú trọng nhiều hơn đến nguy cơ gây tổn hại quá mức cho nền kinh tế và việc làm, thay vì nguy cơ làm bùng phát lại ngọn lửa lạm phát?
- Thứ sáu, tư duy tập thể và sự thiếu đa dạng trong suy nghĩ đã khiến Fed gặp khó khăn rất nhiều lần, có phải đã đến lúc cân nhắc việc chuyển sang phương thức bổ nhiệm các chuyên gia bên ngoài giống như BoE vào FOMC, ủy ban hoạch định chính sách hàng đầu của Fed?
- Thứ bảy, đây có phải là lúc nhận ra rằng cách tiếp cận truyền thông hiện tại, đặc biệt là bản tóm tắt các Dự báo Kinh tế, đang gây ra sự nhầm lẫn trên thị trường và biến động lãi suất hơn là mang lại những thông tin chính xác về triển vọng chính sách và hướng đi của nền kinh tế hay không?
- Điều cuối cùng, đây không phải là lúc để xem xét rủi ro của triển vọng tài chính hiện tại của Mỹ đối với vị thế toàn cầu của USD, độ tin cậy của TPCP Mỹ với tư cách là “tài sản an toàn” quan trọng nhất của thị trường thế giới, và hệ thống tài chính Mỹ hoạt động hiệu quả với tư cách là trung gian thống trị nhưng đáng tin cậy về của cải và tiết kiệm của các quốc gia khác?
Vấn đề nào cũng rất khó giải quyết. Chính sách này khiến Fed không thoải mái sau những sai lầm chính sách của ngân hàng này. Tuy nhiên, những điều này là rất quan trọng đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ và sự độc lập chính trị của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Fed có thể sẽ tiếp tục né tránh những câu hỏi khó. Điều này sẽ chỉ khiến những vấn đề này trở nên cấp bách và khó giải quyết hơn, gây ra rủi ro lớn hơn cho sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ và sự ổn định tài chính toàn cầu.
Financial Times