Một số mẹo và điểm vào lệnh trong price action có xác suất thắng lớn
1. Điểm vào lệnh hoàn hảo
Điểm vào lệnh hoàn hảo tốt giúp bạn hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận, kết hợp các yếu tố hợp lưu cho xác suất thắng cái là lớn nhất. Điểm vào lệnh hoàn hảo xuất hiện không nhiều, cũng không phải là không có. Đôi khi có nhiều điểm vào lệnh đẹp nhưng bạn lại bỏ qua vì chúng ta phát hiện ra chúng khi cơ hội đã bị bỏ lỡ.
1.1 Sử dụng lệnh giới hạn (Limit orders) để có được giá tốt hơn
_Nếu bạn định mua bạn sẽ đặt lệnh buy limit mua thấp hơn giá thị trường, nếu giá quay xuống vào lệnh giới hạn bạn sẽ khớp lệnh mua. Nếu bạn bán, bạn đặt lệnh Sell limit mua cao hơn giá thị trường, nếu giá di chuyển cao hơn giá thị trường lệnh bạn sẽ khớp.
_ Lệnh giới hạn cho bạn giao dịch tốt tại mức giá bạn chọn. Nhược điểm là bạn không có được giao dịch đó, nếu bạn khớp lệnh thì bạn có mức giá vào lệnh và vị trí dừng lỗ tốt hơn so với lệnh thị trường.
_ Dựa trên tín hiệu Price Action khi giá hồi về xấp xỉ 50%, Khi giá hồi về 50% của thanh pin bar, điều này cho bạn điểm vào lệnh tốt nó cải thiện tỷ lệ risk-reward của một giao dịch bằng cách cho phép bạn đặt Dừng lỗ chặt chẽ hơn (khoảng cách nhỏ hơn), từ đó tăng khả năng kiếm lời của bạn lên 2R hoặc nhiều hơn trên một giao dịch.
1.2 Thiết lập giao dịch vào cuối mỗi ngày.
_ Phân tích kỹ thuật và thiết lập giao dịch vào cuối phiên New York là một cách rất dễ dàng và hiệu quả để cải thiện điểm vào lệnh của bạn. Giám sát giao dịch của bạn giúp bạn tránh được những cám dỗ không cần thiết.
_ Khung thời gian biểu đồ ngày mang nhiều “ý nghĩa” hơn so với các khung thời gian thấp hơn. Tập trung vào biểu đồ ngày giúp bạn cải thiện điểm vào lệnh. Biểu đồ ngày giúp bạn lọc ra các tín hiệu nhiễu của sự giao động giá ở khung thời gian thấp.
1.3 Chờ hợp lưu bằng cách sử dụng các nguyên tắc T.L.S.
Sử dụng các mô hình ‘TLS. T.LS. là viết tắt của Trend, Level, Signal ( Tìm ra TREND(xu hướng), tìm LEVELS (khu vực quan trọng), và tìm kiếm một SIGNAL (tín hiệu giao dịch)). Khi bạn có từ 2 hoặc 3 yếu tố này giúp bạn có điểm vào lệnh hoàn hảo cho cơ hội giao dịch của mình.
Ví dụ sử dụng mô hình TLS tăng để tham gia thị trường. TREND tăng giá, chúng ta có một mức quan trọng rõ ràng và sau đó một thanh pin bar mua SIGNAL hình thành trong sự phù hợp với xu hướng và mức độ trên.
Ví dụ sử dụng TLS giảm để tham gia thị trường. TREND xuống trước khi hình thành của các tín hiệu, tương tự cho mức Key level. Khi chúng ta có tín hiệu Pin Bar bán phù hợp với xu hướng và level, chúng ta đã có một điểm vào lệnh rõ ràng với xác suất cao …
1.4 Có một checklist giao dịch đơn giản và sử dụng nó đều đặn
_ Tìm kiếm một giao dịch và vào lệnh, là việc tìm kiếm các giao dịch ĐÚNG và sau đó có SỰ TỰ TIN để vào lệnh. Kiểm tra kế hoạch giao dịch sẽ hỗ trợ bạn lọc các tín hiệu tốt từ các tín hiệu xấu.
_ Một checklist bao gồm một số hình ảnh / bản vẽ thể hiện thiết lập (setup) kèm theo là tín hiệu, tìm level chính gần nhất, tìm xu hướng, nếu điều kiện biểu đồ là hợp lưu / liên kết sau đó định vị trí xem xét vào lệnh. Nếu các thông số quản lý tiền chính xác có thể được áp dụng, tức là nếu tỷ lệ Risk-Reward của bạn tốt thì hãy giao dịch. Đó là một kế hoạch cá nhân và có thể tùy chỉnh nó phù hợp với cá tính của mình.
_ Nếu bạn chưa làm chủ được một phương thức giao dịch vàng/forex nào, bạn sẽ không thể có được một điểm vào lệnh tốt. Bước đầu tiên là dành thời gian để có được một phương pháp giao dịch thích hợp dựa trên một chiến lược giao dịch hiệu quả.
2. Mẹo khi giao dịch Price action
2.1 Xác định mức hỗ trợ và kháng cự
Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự là thứ cơ bản nhất khi bắt tay vào PTKT. Nhưng có ít trader chú tâm đến nó. Nhiều trader nghĩ hỗ trợ hay kháng cự là một mức giá nào đó là sai Nó là một VÙNG GIÁ.
Các vùng được đánh dấu màu vàng là hỗ trợ và kháng cự đúng. Đôi khi bạn nghe “ Vùng hỗ trợ của cặp XYZ là 1.3766”. Điều này là SAI. Nó là 1 vùng – không phải 1 điểm giá.
2.2 Phân tích các điểm đảo chiều – Swing points.
2.3 Chú ý các bar thân lớn.
Bar thân lớn đánh dấu các thay đổi quan trọng về tâm tính trên biểu đồ- ở mọi khung thời gian. Nó đánh dấu các điểm xoay chiều quan trọng và có thể dùng để nhận diện sự xoay chiều.
Ví dụ
Giá đảo chiều khi xuất hiện WRB đẩy lên tại đáy.
Giá đảo chiều trong khu vực của WRB trước đó. Vì các trader đã lỡ tàu cú bung mạnh giờ nhảy vào cơ hội lại tiếp theo. Lực mua khiến giá đảo chiều.
2.4 Bar thân nhỏ ( Narrow range- NR) Cảnh báo sức bật mạnh sắp đến.
Bar NR có thể cảnh báo sự đảo chiều sắp diễn ra. Môi trường ít biến động có thể dẫn đến sự bùng nổ sắp tới.
Bar NR cho biết động lực trước đó đã giảm. Phe mua và phe bán đã cân bằng nhưng 1 phe sẽ kiểm soát giá tiếp tới.
2.5 Tìm vùng giá bị đẩy.
Đối với biểu đồ nến, vùng bóng dưới hoặc bóng trên thường có nghĩa là nến Hammer hay shooting star( nếu bóng dài). Mấy bóng này cho thấy 1 điều : vùng giá đó bị đẩy ra hay bị từ chối ( reject), tức là giá “ không ưa” vùng này.
Giá đang lên, tuy nhiên sau đó phe mua đã bị đẩy khỏi vùng giá phía trên và phe bán kiểm soát.
2.6 Quy tắc 50%.
Để xem 1 bar là quan trọng. Hãy xem nó đi vào trong bar trước đó bao nhiêu %. Nếu nó đi vào tối thiểu 50% thì nó quan trọng. Và đặc biệt quan trọng khi nó Đóng bar ít nhất 50% vào thân bar ngày trước.
Tất cả những đảo chiều quan trọng xảy ra chỉ khi 1 bar đi vào ít nhất là 50% bar trước đó ( nhiều khi đi hơn).
2.7 Mô hình khoảng nhảy giá bẫy ( Gap trap).
Gap trap là khi giá nhảy xuống nhưng đóng cửa thành 1 ngày tăng điểm khi giá đóng lớn hơn giá mở cửa.
Có thể thấy giá nhảy xuống khi mở cửa ngày và hút nhiều người nhảy vào bán theo. Sau đó buyer nhảy vào chiếm thế trận và đẩy giá lên lại. Phe bán sẽ dính bẫy.
2.8 Đo độ dài của đoạn giá trước.
giúp xác định hướng đi tiếp theo
Giá giảm 1/2 của đoạn trước. Điều nay tốt. Nếu nó hồi mạnh hơn vậy, bạn nên chú tâm đến sức mạnh của đoạn trước. Nếu đoạn tăng trước là mạnh, nó sẽ không hồi hơn 50% đoạn trước.
2.9 Số ngày tăng và giảm liên tục.
Thường giá hay đảo chiều sau 1 chuỗi ngày tăng hay giảm liên tục.
Bạn nên bán sau 1 chuỗi ngày tăng liên tục và ngược lại.
2.10 vị trí của giá trong 1 xu hướng.
Sự bắt đầu của xu hướng mới là bạn”. Giá thường chạy hay nằm ở đầu xu hướng mới.
ví dụ trên, giá bật lên từ mô hình 2 đáy ( vùng tròn). Xu hướng mới hình thành. Vì vậy, bạn nên mua vào khi giá hồi lại lần đầu ( Chỗ mũi tên), sau khi breakout.