spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Mô hình nêm mở rộng tăng/giảm dần

Date:

Mô hình nêm mở rộng tăng/giảm dần

Mô hình nêm mở rộng tương tự như mô hình đỉnh và đáy mở rộng, ngoại trừ đường hỗ trợ và kháng cự đều hướng lên trên hoặc cả hai đều hướng xuống dưới. Vì nó là mô hình mở rộng khoảng giá (đỉnh trừ đáy) của mô hình tăng trong quá trình tạo mô hình, hình thành một hình ảnh như “loa phát thanh”.

1. Mô hình nêm tăng dần( Broadening Wedges tăng dần)

mo-hinh-nem-mo-rong1

Mô hình xuất hiện khi giá tạo ra đỉnh và đáy cao dần nên hình thành tối thiểu 3 đỉnh hoặc đáy để tạo ra đường hỗ trợ (đường vẽ dưới nối các đáy, dốc lên hướng về phía bên phải) và đường kháng cự (đường vẽ trên nối các đỉnh, dốc lên và hướng về phải, có thể dốc hơn đường hỗ trợ).​

Mô hình Broadening Wedges tăng dần – Hướng phá vỡ và trung bình mức tăng/giảm tối đa

mo-hinh-nem-mo-rong-2_optimized.

Giá thông thường hay phá vỡ xuống bên dưới  (khoảng 73% tổng thời gian), tuy nhiên, dự đoán tốt nhất cho hướng phá vỡ đó là 76% sự phá vỡ xuất hiện theo hướng mà giá đã đi vào mô hình (theo Bulkowski, 2005). Khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự (tín hiệu mua xuất hiện), giá có mức tăng tối đa trung bình khoảng 38% trước khi bị điều chỉnh từ 20% trở lên; khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ ( tín hiệu bán xuất hiện), giá sẽ có mức giảm tối đa trung bình khoảng 17% trước khi bị điều chỉnh về hướng đối lập 20% trở lên (theo Bulkowski, 2005). 

ĐỌC THÊM: Kiếm lợi nhuận từ giao dịch pullback

Chú ý, Bulkowski (2005) cho rằng những người giao dịch theo thiên hướng liều lĩnh chỉ nên sử dụng tín hiệu mua khi giao dịch bên trong mô hình. Ví dụ nhà giao dịch nên mua (long) tại điểm chạm thứ ba vào đường hỗ trợ và chốt lời tại điểm chạm của đường kháng cự, đừng bán bên trong mô  bên trong mô hình Broadening Wedges tăng dần. Mô hình mở rộng duy nhất bạn nên giao dịch là mô hình Broadening Wedges tăng dần và phá vỡ lên trên vì tỉ lệ thất bại khá thấp của nó (2010).

2. Mô hình nêm giảm dần 

mo-hinh-nem-mo-rong-3

Mô hình này xuất hiện khi cả đường kháng cự và hỗ trợ đang hướng xuống và về phía bên phải và biên độ giá thì đang mở rộng theo thời gian.

Mô hình Broadening Wedges giảm dần – Hướng phá vỡ và trung bình mức tăng/giảm tối đa

mo-hinh-nem-mo-rong-4_optimized

Giá phá vỡ theo hướng tăng khoảng 79% tổng thời gian; khi giá phá vỡ lên trên, giá có thể tăng đến mức tối đa trung bình khoảng 33% trước khi có đoạn đảo chiều 20% đầu tiên; và khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ, giá giảm tối đa trung bình khoảng 20% (theo Bulkowski, 2005).

exness-banner-10

Bulkowski (2008) đưa ra một công thức tính mục tiêu giá dựa trên các nghiên cứu biểu đồ trong quá khứ của ông cho mô hình này như sau:

Mô hình nêm tăng dần- giá phá vỡ lên trên

Giá phá vỡ + ((Giá cao nhất của mô hình –  giá thấp nhất của mô hình) x 69%)

Mô hình nêm tăng dần – giá phá vỡ xuống dưới

Giá thấp nhất của mô hình hoặc giá phá vỡ – ((giá cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình)x 58%)

bieu-do-mo-hinh-nem-mo-rong-tang-dan_optimized

Một mô hình Broadening Wedges tăng dần điển hình với sự phá vỡ xuống dưới (điều này xảy ra ¾ tổng thời gian). Cái nêm có ít nhất 3 đỉnh cao dần và 4 đáy cao dần. Một khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ của xu hướng tăng, giá hồi về mức phá vỡ. Theo Bulkowski (2005), sự hồi lại lại này xảy ra khá thường xuyên, khoảng 57% tổng thời gian. Một đặc điểm thú vị khác của biểu đồ này là đường hỗ trợ xu hướng tăng trở thành đường kháng cự xu hướng tăng sau sự phá vỡ xảy ra.

Mô hình nêm giảm dần – phá vỡ lên trên

Gía cao nhất của mô hình hoặc giá phá vỡ + ((giá cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình)x 79%)

Mô hình nêm giảm dần – phá vỡ xuống dưới

Giá phá vỡ – ((giá cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình)x 36%)

bieu-do-mo-hinh-nem-mo-rong-giam-dan_optimized

Giá giảm trong mô hình nêm giảm dần, điều đáng chú ý trên biểu đồ là có một dấu hiệu gợi ý sự phá vỡ sẽ ở phía trên khi giá thất bại trong việc quay trở về đường hỗ trợ xu hướng giảm. Sự “giảm một phần” này dự đoán hướng của một sự phá vỡ lên trên trong mô hình này đúng khoảng 87% tổng thời gian (theo Bulkowski, 2005).Tài liệu tham khảo

Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: FT Press.

Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (2nd ed.). Hoboken: John Wiley & Sons.

The Pattern Site. (2008). Bulkowski’s Measure Rule. Retrieved June 1, 2012, fromhttp://thepatternsite.com/measure.html

The Pattern Site. (2005). Bulkowski’s Ascending Broadening Wedge . Retrieved June 1, 2012, from http://www.thepatternsite.com/abw.html

The Pattern Site. (2005). Bulkowski’s Descending Broadening Wedges . Retrieved June 1, 2012, from http://www.thepatternsite.com/dbw.html

 

Nguồn Finvids.com

Huyền Nguyễn
Huyền Nguyễnhttps://forexrum.com
Tôi là Huyền Nguyễn... Nếu bạn không thể kiềm chế cảm xúc khi giao dịch, bạn sẽ mất tiền. Hành động quan trọng nhất mà bạn có thể làm để cải thiện lợi nhuận giao dịch là tự mình nỗ lực. Thực sự hiểu rõ bản thân và cách bạn nghĩ có thể mang lại cho bạn lợi thế mà những người khác trên thị trường không có. Mục tiêu của tôi là chia sẻ những lời khuyên thiết thực để cải thiện tâm lý ngoại hối của bạn mà không khiến bạn chán nản. Hy vọng rằng bạn có thể phát triển các khía cạnh tinh thần cần thiết để trở thành nhà giao dịch tốt nhất mà bạn có thể trở thành.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

chia sẻ bài viết

spot_imgspot_img
spot_imgspot_img

Bài viết liên quan

Bài viết được quan tâm

Quy luật Wyckoff – Những nguyên tắc cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Quy luật Wyckoff - Những nguyên tắc cơ bản...

Làm thế nào để xác định được đáy của thị trường

Làm thế nào để xác định được đáy...

Tìm hiểu Volume Profile phần 4

Tìm hiểu Volume Profile phần 4. Biểu đồ Volume Profile Biểu...
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon