Mô hình sóng Elliott
1. Mô hình sóng đẩy 5-3
Elliott chỉ ra thị trường có xu hướng sẽ đi theo mô hình sóng 5-3
5 sóng đầu tiên gọi là sóng đẩy. 3 sóng sau là sóng điều chỉnh
Trong mô hình sóng 1-3-5 là sóng vận động nghĩa là nó đi cùng với xu hướng chính, sóng 2 với 4 là sóng điều chỉnh.
Ví dụ mô hình 5 sóng đẩy
Giải thích biến động mô hình trên, như cách ông Elliott đã dùng, nhưng thực ra không cần quan trọng đó là thị trường nào. Nó có thể là thị trường tiền tệ, trái phiếu, vàng, dầu thô…
ĐỌC THÊM: Vàng 26/5- Tập trung vào dữ liệu GDP.
Sóng 1:
Thị trường cổ phiếu có bước tăng điểm đầu tiên. Điều này được tạo ra bởi một nhóm nhỏ những người, vì một lý do nào đó, cảm thấy giá cổ phiếu đang rẻ và đây là thời điểm tốt để mua. Điều này khiến giá tăng
Sóng 2:
Tại điểm này, một số người đã mua vào từ đầu cảm thấy rằng cổ phiếu đã quá giá trị và bắt đầu chốt lời, khiến giá giảm điểm. Tuy nhiên, giá không quay trở về mức thấp như ban đầu.
Sóng 3:
Đây thường là sóng dài và mạnh nhất. Cổ phiếu này đã được công chúng chú ý. Nhiều người thấy được tiềm năng và muốn mua vào. Điều này khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Giá thường sẽ phá vỡ mức cao nhất tại điểm kết thúc sóng 1
Sóng 4:
Người giao dịch chốt lời bởi vì cổ phiếu này đã được xem là quá đắt đỏ. Sóng này thường yếu bởi vì thường có rất nhiều người vẫn đánh giá xu hướng tăng cho cổ phiếu và đợi để “mua giá thấp”
Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế đầu cơ giá lên. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn, tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà đầu tư “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng. Điểm cao nhất của sóng 5 cao hơn điểm cao nhất của sóng 3 với tỷ lệ 161.8%.
Sóng đẩy mở rộng
Một điều cần biết là một trong số 3 sóng đẩy (1, 3 hoặc 5) sẽ có hiện tượng “mở rộng”, có nghĩa là nó kéo dài hơn so với 2 sóng còn lại
Theo Elliott, thường thì sóng 5 sẽ mở rộng. Tuy nhiên, gần đây, ngày càng có nhiều người cho rằng sóng 3 mới là sóng mở rộng
2. Mô hình sóng điều chỉnh ABC
Sóng điều chỉnh bao gồm xu hướng của mô hình 5 sóng kế tiếp bằng sự điều chỉnh và đảo chiều bởi mô hình 3 sóng ngược xu hướng. Những chữ cái được sử dụng để đánh dấu sự điều chỉnh, bên cạnh những con số.
Sóng điều chỉnh A: Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A – B – C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà đầu tư vẫn cho rằng thị trường đang trong xu thế đầu cơ giá lên. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A. Sóng A thường hoàn lại từ 38.2% đến 61.8% so với sóng 5.
Sóng điều chỉnh B: Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường đầu cơ giá lên. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của mô hình đồ thị Đầu và Vai. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực. Sóng B thường hoàn lại từ 38.2% đến 61.8% so với sóng A.
Sóng điều chỉnh C: Giá có khuynh hướng giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của xu thế đầu cơ giá xuống trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C thường lớn như sóng A hoặc cũng thường mở rộng 1.618 lần so với sóng A hoặc hơn.
3. Một số loại mô hình sóng điều chỉnh
Theo elliott có 21 mô hình sóng điều chỉnh từ cơ bản đến phức tạp. Nghe có vẻ phức tạp nhưng 21 mô hình chỉ xuất phát từ 3 mô hình đơn giản.
3.1 Mô hình Zig-Zag (Zig-Zag formation)
Mô hình Zig-Zag là biến động rất dốc của giá và di chuyển ngược lại so với xu hướng trước đó. Sóng B thường là sóng ngắn nhất so với sóng A và sóng C. Những mô hình zig-zag có thể xuất hiện 2 lần, thậm chí là 3 lần trong một đợt điều chỉnh (2 đến 3 mô hình zig-zag dính liền vào nhau). Cũng như các sóng khác, mỗi sóng của mô hình zig-zag lại có thể chia thành mô hình 5 sóng nhỏ.
3.2 Mô hình phẳng (flat formation)
Mô hình phẳng là sóng điều chỉnh đi ngang. Trong mô hình phẳng, chiều rộng của các sóng thường ngang nhau, với sóng B ngược đầu với sóng A và sóng C thì ngược với B. Chúng ta dùng chữ “thường” vì có đôi khi sóng B có thể vượt qua khỏi điểm bắt đầu sóng A
3.3 Mô hình tam giác (triangle formation)
Mô hình tam giác là sự điều chỉnh bị “nhốt” trong hai đường xu hướng đang chụm đầu lại hoặc đang tách đầu ra. Tam giác được tạo bởi 5 sóng đi ngược với xu hướng ban đầu và trong trạng thái đi ngang. Tam giác này có thể là tam giác cân, tam giác tăng, tam giác giảm hoặc tam giác mở rộng.