spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

NHTW châu Âu ECB- Kiến thức hữu dụng giao dịch với Euro

Date:

NHTW châu Âu ECB- Kiến thức hữu dụng giao dịch với Euro

Không giống như NHTW khác, ECB đóng vai trò là NHTW cho tất cả các quốc gia thnahf viên trong liên minh châu âu. ECB ưu tiên bảo vệ giá trị đồng Euro và duy trì ổn định lạm phát.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đặt trụ sở tại Frankfurt, Đức. ECB được thành lập vào năm 1998 theo Hiệp ước Amsterdam. Khác với các NHTW khác, Ngân hàng Trung ương Châu Âu kiểm soát chính sách tiền tệ cho toàn bộ khu vực đồng Euro. Các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro bao gồm Áo, Bỉ, Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italia, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha.

ĐỌC THÊM: Chiến lược giao dịch vàng -ngoại tệ 17/10

1. NHTW châu âu ECB là gì? 

Ngân hàng Trung ương Châu Âu đóng vai trò là ngân hàng trung ương của 19 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro. Ngân hàng Trung ương Châu Âu được giám sát bởi một hội đồng thống đốc bao gồm 6 thành viên ban điều hành, với một người giữ chức vụ chủ tịch. Các thành viên ban điều hành do Hội đồng Châu Âu (European Council) bổ nhiệm.

Mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương Châu Âu là duy trì sự ổn định giá cả. ECB sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế và tạo thêm việc làm.

2. Nhiệm vụ chính của ECB

Nhiệm vụ chính của ECB  là duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải, đi kèm với việc kiềm chế lạm phát. Công cụ chính được ECB sử dụng cũng tương tự như các NHTW khác: lãi suất và nghiệp vụ thị trường mở (OMO).

exness-banner-gold_optimized

3. Ổn định giá cả

Để duy trì sự ổn định giá cả, Ngân hàng Trung ương Châu Âu tác động đến lạm phát ngắn hạn đối với khu vực đồng Euro. Giống như hầu hết các NHTW thì Ngân hàng Trung ương Châu Âu có lạm phát mục tiêu dưới mức, hoặc gần bằng 2%. Mặc dù mục tiêu chính của ECB là lạm phát, nhưng số liệu GDP và thất nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của các nhà hoạch định chính sách.

Nếu lạm phát vượt quá 2%, Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể thông báo việc tăng lãi suất để thắt chặt sự mở rộng kinh tế của khu vực đồng Euro và giảm lạm phát. Nếu tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng và nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, ngân hàng có thể phải đưa ra quyết định giảm lãi suất, để kích thích nền kinh tế và tăng trưởng việc làm. Một thời kỳ lạm phát gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc thắt chặt nền kinh tế để kiềm chế lạm phát hoặc kích thích nền kinh tế tạo ra việc làm.

4. Ổn định tài chính

Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng đóng một vai trò lớn trong việc giữ cho hệ thống tài chính của khu vực đồng Euro ổn định. Trong thời kỳ khủng hoảng, ECB có thể thực hiện điều này bằng cách bổ sung thanh khoản cho hệ thống, bằng cách mua trái phiếu trên thị trường mở hoặc giảm lãi suất xuống mức cực kỳ thấp để giúp những người mắc nợ khó trả được nợ.

Nếu Ngân hàng Trung ương Châu Âu không bổ sung thanh khoản trong thời gian khủng hoảng, toàn bộ hệ thống tài chính có thể sụp đổ.

5. Lãi suất của ECB ảnh hưởng đến đồng Euro như thế nào?

Tác động của lãi suất đối với đồng Euro

Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể ảnh hưởng đến giá trị của đồng Euro thông qua những thay đổi trong kỳ vọng lãi suất. Các nhà giao dịch nên hiểu rằng đồng tiền có xu hướng tăng giá khi kỳ vọng lãi suất tăng lên, không chỉ từ việc tăng lãi suất danh nghĩa.

Ví dụ, nếu Ngân hàng Trung ương Châu Âu giữ nguyên lãi suất nhưng đưa ra định hướng chính sách rằng dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất nhiều hơn trong tương lai, giá trị của đồng Euro có xu hướng tăng giá.

Chương trình nới lỏng định lượng (QE) có tác động tương tự như lãi suất đối với đồng Euro. Nới lỏng định lượng là việc Ngân hàng Trung ương mua chứng khoán trên thị trường mở nhằm kích thích nền kinh tế và tăng thêm tính thanh khoản cho hệ thống tài chính. Trong lịch sử, QE chỉ được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Việc nới lỏng định lượng gia tăng làm giảm giá trị của đồng Euro vì nó làm tăng lượng tiền cung ứng.

Tác động của lãi suất đến nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Châu Âu hạ lãi suất khi đang cố gắng kích thích nền kinh tế (GDP) và tăng lãi suất khi đang cố gắng kiềm chế lạm phát do một nền kinh tế hoạt động trên mức tiềm năng (quá nóng) gây ra.

Hạ lãi suất kích thích nền kinh tế theo cách:

  • Doanh nghiệp có thể vay tiền và đầu tư vào các dự án sẽ nhận được nhiều hơn lãi suất vay rủi ro.
  • Khi lãi suất thấp hơn, thị trường chứng khoán được chiết khấu ở mức thấp hơn, dẫn đến giá trị thị trường chứng khoán tăng cao, gây ra hiệu ứng tăng giá đối với các tài sản rủi ro.
  • Mọi người đầu tư tiền của họ vào nền kinh tế (cổ phiếu và các tài sản khác) vì họ có thể kiếm được nhiều hơn từ những tài sản này so với mức lãi suất thấp hiện tại.

Các tình huống có thể xảy ra do thay đổi kỳ vọng lãi suất.

tinh-huong-xay-ra-khi-tang-lai-suat_

 Ví dụ: tỷ giá EUR/USD, khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã kết thúc chương trình nới lỏng định lượng dài hạn. Chương trình nới lỏng định lượng kết thúc có nghĩa là ngân hàng trung ương sẽ không còn đổ thêm tiền vào hệ thống. Vào ngày 13/12/2018, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã thông báo chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng báo hiệu rằng tiền luân chuyển trong nền kinh tế sẽ ít hơn dự kiến, dẫn đến việc đồng Euro tăng giá.

e53f6682-33e0-49e1-bcb2-717cd7407668

                                                                                                                 Biểu đồ tỷ giá EUR/USD

Chú ý về NHTW Châu Âu:

  • Ngân hàng Trung ương Châu Âu là nền tảng quyết định giá trị của đồng Euro.
  • Không chỉ dựa trên thay đổi thực tế, đồng Euro có xu hướng tăng giá hoặc giảm giá phụ thuộc vào những thay đổi về kỳ vọng lãi suất.
  • Tương tự như lãi suất, những thay đổi về kỳ vọng nới lỏng định lượng cũng sẽ có ảnh hưởng đến đồng Euro.
  • Lạm phát tăng không có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ tăng lãi suất, nó phụ thuộc vào sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. ECB sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát gần bằng, bằng hoặc cao hơn mục tiêu – nhiệm vụ chính của ECB là duy trì sự ổn định giá cả (lạm phát).

 

 

 

Huyền Nguyễn
Huyền Nguyễnhttps://forexrum.com
Tôi là Huyền Nguyễn... Nếu bạn không thể kiềm chế cảm xúc khi giao dịch, bạn sẽ mất tiền. Hành động quan trọng nhất mà bạn có thể làm để cải thiện lợi nhuận giao dịch là tự mình nỗ lực. Thực sự hiểu rõ bản thân và cách bạn nghĩ có thể mang lại cho bạn lợi thế mà những người khác trên thị trường không có. Mục tiêu của tôi là chia sẻ những lời khuyên thiết thực để cải thiện tâm lý ngoại hối của bạn mà không khiến bạn chán nản. Hy vọng rằng bạn có thể phát triển các khía cạnh tinh thần cần thiết để trở thành nhà giao dịch tốt nhất mà bạn có thể trở thành.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

chia sẻ bài viết

spot_imgspot_img
spot_imgspot_img

Bài viết liên quan

Bài viết được quan tâm

3 setup huyền thoại sau cú nhảy GAP

3 setup huyền thoại sau cú nhảy GAP 3 setup...

Quy luật Wyckoff – Những nguyên tắc cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Quy luật Wyckoff - Những nguyên tắc cơ bản...

Làm thế nào để xác định được đáy của thị trường

Làm thế nào để xác định được đáy...
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon