Price action? Cách vẽ hỗ trợ kháng cự.
Trong thị trường tính thanh khoản và độ biến động cao nên giao dịch theo price action là phương pháp giao dịch forex có tính hiệu quả nhất.
1. Khái niệm cơ bản
- Price action( giao dịch theo hành động giá) là phương pháp này phân tích dựa vào nhận định của thị trường và chuyển động về giá theo thời gian. Dựa vào biến động của giá cả để giao dịch.
- Price action trading (PAT) là phương pháp giao dịch theo chuyển động giá dựa vào biến động của giá để đoán xu hướng di chuyển tiếp theo của thị trường.
Khi thị trường di chuyển để lại đằng sau cái gọi là dấu chân thị trường, dấu chân này là sự chuyển động của giá nó chỉ lại đầu mối cho bước đi tiếp theo. Những đầu mối này có thể là những tín hiệu giao dịch, những mô hình giá, những phản ứng của giá với các Level support and resistance, trend, range …
Tín hiệu hành động giá là một sự xác nhận cho điểm vào thị trường. PAT là phương pháp giao dịch từ khi thị trường forex ra đời, nó không phải là chén thánh nhưng cũng là một phương pháp đáng để học tập.
Giao dịch Price action có thể đem lại lợi nhuận mà không cần sử dụng đến các indicator phức tạp và rườm rà.
- Price action pattern (mô hình hành động giá) là kỹ năng đọc hành động giá, liên kết các câu chuyện được kể trên biểu đồ để giúp chúng ta xác định được hướng đi của thị trường, để kích hoạt được điểm vào lệnh chúng ta cần phải xây dựng các chiến lược giao dịch theo các mẫu hình giá. Một số mẫu hình giá và các Price action trader sử dụng như: Pin bar, inside bar, outside bar, fakey setup…
2. Ưu – Nhược điểm của price action
2.1 Ưu điểm
- Các thông tin cơ bản có thể bỏ qua
- Có hiệu quả trên khung thời gian lớn
- Dễ đọc, có sẵn và nhiều tài liệu
- Phản ánh nhanh chóng và kịp thời biến động giá trên thị trường
- Giúp bạn giao dịch trở nên dễ dàng
2.2 Nhược điểm
- Price action mang tính chất chủ quan. Mỗi trader lại có cách xác định kháng cự, hỗ trợ khác nhau. Vì thế giao dịch theo đồ thị giá mang tính chất chủ quan nhiều hơn và phụ thuộc vào khả năng phân tích thị trường của mỗi người.
- Xác suất rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi Các “cá mập” hoàn toàn có thể thao túng thị trường để tạo lập các mô hình giá giả khiến nhiều nhà đầu tư sập bẫy mà họ giăng ra.
3. Cách vẽ Hỗ trợ và Kháng cự
Kháng cự – hỗ trợ từ lâu đã trở thành một công cụ không thể thiếu của các trader theo trường phái phân tích kỹ thuật. Đối vời trader mới vẽ hỗ trợ kháng cự trở nên bối dối.
3.1 giả thiết đặt ra để vẽ kháng cự/hỗ trợ
GT1: Vẽ tất cả các đường bạn thấy trên biểu đồ làm bạn mất rất nhiều thời gian, biểu đồ của bạn trở nên bị dối.
GT2: S/R nên được vẽ từ điểm cao nhất (High) và thấp nhất (Low) của giá, thông thường, các S/R được xem là các vùng (zone) hơn là mức (level), chúng ta cũng thường vẽ S/R ở giữa bóng (tail) hoặc thậm chí ở giữa thân nến. Điểm mấu chốt ở đây là bạn không phải luôn luôn vẽ ở chính xác điểm cao nhấp hoặc thấp nhất của cây nến.
GT3: : Bạn kéo biểu đồ ngược về quá khứ để vẽ các S/R: Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn với chủ trương mua và giữ thì bạn nên kéo biểu đồ về quá khứ để vẽ.
3.2 Vẽ kháng cự hỗ trợ của một trader chuyên nghiệp.
Hành động giá và các ngưỡng nằm ngang là hai thứ không thể thiếu để giao dịch với biểu đồ trần. Tất cả mọi thứ trong thị trường bắt đầu với một đường nằm ngang. Thực tế, những nhà giao dịch như George Soros, Warren Buffet, Jesse Livermore và những người khác, tất cả đều rất chú ý vào các ngưỡng ngang trên thị trường, các ngưỡng ngang này có những tác động mạnh mẽ tới xu hướng của giá.
Các ngưỡng ngang cho chúng ta có một vùng hợp lưu để giao dịch tại đó, các nhiều nhân tố hợp lưu thì bạn lại càng đồng hành tốt với hành động giá.
3 bước vẽ cản của trader chuyên nghiệp:
B1: Chuyển nến về dạng chart Line. Zoom out ( thu nhỏ) hình lại và tìm vùng giá nào đó sao cho line chart ” chạm nhiều nhất” rồi đặt 1 horizontal line.
B2: Đưa chart về dạng nến hoặc bar rồi nắn chỉnh line đó nhìn sao cho nó đi qua các vùng giá thấy hợp lý.
B3: Làm tròn các giá trị của các line đó là được.
Tổng kết: Bạn hãy vẽ thành thạo kháng cự hỗ trợ trước khi chuyển sang phần tiếp theo.