USD Index là gì? Tác động của nó lên thị trường forex.
USD Index là một chỉ số nổi tiếng trên thị trường tài chính. Tác động của USD index lên thị trường forex như thế nào? các bạn đọc bài dưới đây nhé:
USD Index là gì?
USD Index là chỉ số tiền tệ được biết đến rộng rãi nhất và được giao dịch trên các sàn giao dịch dưới mã USDX hoặc mã DXY. Thước đo giá trị tương đối của Đô la Mỹ quan trọng này đã có từ năm 1973, bắt đầu với giá trị là 100.000,00.
USD Index trở thành thước đo rất hữu ích cho đồng đô la Mỹ sau khi hệ thống tỷ giá hối đoái cố định của Bretton Woods sụp đổ do Cú sốc Nixon vào tháng 8 năm 1971, đơn phương chấm dứt khả năng chuyển đổi của Đô la Mỹ thành vàng.
Các đơn vị tiền tệ trong USD Index
cách tính giá trị của USD index= giá trị trung bình * tỷ giá hối đoái Đô la Mỹ so với một nhóm các loại ngoại tệ.
Bảng liệt kê 6 loại tiền tệ tạo nên USD index và tỷ giá phần trăm tương ứng:
ĐỌC THÊM: Lý thuyết đồng Dollar cười- Dollar Smile Theory
Vai trò của USD index trong giao dịch forex
Trader có thể sử dụng các chuyển động từ chỉ số tiền tệ của Hoa Kỳ như USDX để biết Đô la Mỹ đang thay đổi giá trị như thế nào so với các đơn vị tiền tệ thành phần trong chỉ số.
Ví dụ: nếu USDX đang tăng, thì rất có thể là Đô la Mỹ tăng. Ngược lại, nếu USDX giảm, thì USD có lẽ cũng đang giảm giá trị trên thị trường ngoại hối.
Các phương tiện truyền thông tài chính ở Mỹ sẽ luôn báo cáo về những thay đổi trong giá trị của USD Index để mọi người biết Đô la Mỹ đang di chuyển thế nào trên thị trường ngoại hối. Đây được xem là một giải pháp thay thế cho việc quan sát cách các đồng tiền riêng lẻ khác tăng hoặc giảm so với Đô la.
USDX cũng có thể được sử dụng như một chỉ báo nghịch đảo về sức mạnh của đồng tiền chung Euro của Liên minh Châu Âu, vì Euro có tỷ trọng áp đảo 57,6% trong chỉ số. Tỷ trọng tiền tệ lớn nhất tiếp theo trong chỉ số là đồng Yên Nhật chỉ ở mức 13,6%.
Một điều quan trọng khác mà Trader cần nhớ là các chuyển động của USD Index liên quan như thế nào đến các chuyển động của các loại tiền tệ thành phần được báo giá so với Đô la Mỹ.
Ví dụ: nếu một cặp tiền tệ thành phần được báo giá như USD/JPY (USD đứng trước) thì USDX và cặp tiền tệ đó phải có tương quan thuận và chúng sẽ tăng cùng lúc và giảm cùng lúc.
Ngược lại, khi một cặp tiền tệ thành phần được báo giá như EUR/USD (USD đứng sau) thì USDX và cặp tiền tệ đó có tương quan nghịch. Điều này có nghĩa là chúng sẽ di chuyển theo các hướng ngược nhau.