Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm đỉnh 16 năm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm mốc 4.8%, mức cao nhất trong vòng 16 năm vào ngày 3/10.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vừa tăng 11 điểm cơ bản lên 4.793, sau khi tăng lên 4.8% vào thứ Ba. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm tăng lên 4.924%, cũng là mức cao nhất kể từ năm 2007.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm, dữ liệu biến động trước những kỳ vọng về lãi suất chính sách, tăng nhẹ lên 5.144%.
Cuộc khảo sát về Cơ hội việc làm và Tỷ lệ luân chuyển lao động tháng 8 được công bố hôm thứ Ba cho thấy thị trường lao động vẫn còn thắt chặt, phát tín hiệu tăng lãi suất tới Cục Dự trữ Liên bang.
ĐỌC THÊM: USD/JPY ổn định sau can thiệp hôm qua
Trong những nhận xét công khai gần đây, các nhà hoạch định chính sách của Fed thể hiện sự bất đồng về việc liệu một đợt tăng lãi suất nữa vào cuối năm có là cần thiết hay không, nhưng đồng tình rằng lãi suất sẽ phải duy trì ở mức cao trong một thời gian dài.
Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết trong bài phát biểu hôm thứ Hai: “Lạm phát vẫn còn ở mức quá cao và tôi cho rằng việc Ủy ban tăng lãi suất hơn nữa và giữ chúng ở mức hạn chế trong một thời gian là phù hợp để đưa lạm phát về mục tiêu 2% một cách kịp thời”.
Cũng phát biểu hôm thứ Hai, Phó Chủ tịch Giám sát Fed Michael Barr cho biết việc tập trung vào một đợt tăng lãi suất khác không còn quan trọng nữa mà cần hiểu rằng lãi suất có thể sẽ vẫn tăng “trong một thời gian” nữa. Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester, một thành viên không tham gia bỏ phiếu trong năm nay của FOMC, cho biết “chúng tôi có thể sẽ cần phải nâng lãi suất quỹ liên bang một lần nữa trong năm nay và sau đó giữ ở mức đó một thời gian”.
Sự không chắc chắn của thị trường vẫn là vấn đề về thời điểm và liệu việc đợt lãi suất có được thực hiện hay không. Hai cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương vẫn diễn ra trong năm nay, từ ngày 31/10 đến ngày 1/11 và ngày 12-13/12. Định giá thị trường vào sáng thứ Ba chỉ ra khả năng cho một đợt tăng lãi suất là 25.7% vào ngày 1/11, nhưng xác suất là gần 45% vào tháng 12, theo dự báo được đo bởi FedWatch Tool của CME Group.
Lợi suất vẫn tăng mặc dù các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã có thể tránh được nguy cơ đóng cửa chính phủ sau khi thông qua dự luật chi tiêu vào phút chót vào tối thứ Bảy. Động thái này đã giúp họ có thêm thời gian để hoàn thành luật tài trợ của chính phủ. Việc đóng cửa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng tín dụng cũng như nền kinh tế Hoa Kỳ.
Lợi suất tăng vọt đã khơi dậy cuộc thảo luận về “bond vigilantes”, một thuật ngữ do nhà kinh tế Ed Yardeni đưa ra để mô tả tác động khi các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chính phủ rời khỏi thị trường vì lo lắng về nợ của Mỹ.
Thâm hụt ngân sách cao liên tục là một yếu tố khiến chi phí vay tăng cao. Nợ công đã tăng hơn 32.3 nghìn tỷ USD trong năm nay. Nợ đã tăng lên gần 120% tổng GDP.
“Điều đáng lo ngại là thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng sẽ tạo ra nhiều nguồn cung trái phiếu hơn nhu cầu có thể đáp ứng, đòi hỏi lợi suất cao hơn để cân bằng thị trường; nỗi lo lắng đó chính là dấu hiệu đầu vào của “bond vigilantes”, ông Yardeni viết trong một ghi chú vào sáng thứ Ba.
CNBC