Profit Factor có phải là chìa khóa thành công của Trader?
Có rất nhiều trader đặc biệt là trader mới luôn chú trọng kiếm lời trong thời gian giao dịch. Trên thực tế, chỉ cần kết hợp winrate với tỷ lệ R : R hiệu quả là có thể thành công.
Giả sử bạn là một trader có cơ chế nào đó, backtest lại thì đánh 10 ăn 9. Chỉ cần 1 lệnh thua đủ lớn nó sẽ quét hết lợi nhuận của 9 lệnh thắng trước đó của bạn. Đó là hành vi điển hình được tìm thấy ở các scalpers.
Nếu RRR trong hệ thống của bạn là 1 : 9, là rủi ro của bạn cao gấp 9 lần so với lợi nhuận mục tiêu của bạn, cuối cùng thì bạn ăn 9 trên 10 lệnh vẫn không giúp bạn kiếm được tiền. Vì vậy, tỷ lệ Reward : Risk cực kỳ quan trọng khi bạn đề cập đến tỷ lệ chiến thắng winrate, nếu không muốn nói winrate nếu đứng 1 mình thì sẽ rất vô nghĩa.
Các trader khác thích rủi ro nhỏ hơn lợi nhuận tức là RRR cao hơn, họ sẽ kỳ vọng 2 : 1 hoặc 3 : 1. Họ nhìn vào hệ thống của bạn sẽ nói rằng tỷ lệ Reward : Risk điển hình của bạn chỉ là 0.8 : 1( nói cách khác giá trị thua nhiều hơn giá trị thắng). Đó không phải là một hệ thống tốt. Tuy nhiên, hệ thống với tỷ lệ Reward : Risk = 0.8 : 1 có thể có winrate = 75%.
Ví dụ so sánh hệ thống có Reward : Risk = 1 : 9 với rinrate = 92% có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn hệ thống có Reward : Risk = 2 : 1 với winrate = 50% không.
HỆ THỐNG SỐ 1: Reward : Risk = 1 : 9
Reward : Risk = 1 : 9 tức là nếu ăn thì ăn được $1, thua thì mất $9
Winrate = 92% tức là đánh 100 lệnh thì ăn 92 lệnh, thua 8 lệnh.
Trung bình đánh 100 lệnh, 92 lệnh ăn $1, tổng lợi nhuận là $92. Ngược lại 8 lệnh còn lại thua $9, tổng thiệt hại là $72.
Profit Factor = $92 / $72 = 1.28$. Con số này là lợi nhuận mỗi 1$ bị lỗ.
HỆ THỐNG SỐ 2: Reward : Risk = 2 : 1
Reward : Risk = 2 : 1 tức là nếu ăn thì ăn được $2, thua thì mất $1
Winrate = 50% tức là đánh 100 lệnh thì ăn 50 lệnh, thua 50 lệnh.
Trung bình đánh 100 lệnh, 50 lệnh ăn $2, tổng lợi nhuận là $100. Ngược lại 50 lệnh còn lại thua $1, tổng thiệt hại là $50.
Profit Factor = $100 / $50 = 2.00$. Mỗi chiến lược của bạn tạo ra 2$ lợi nhuận so với 1$ thua lỗ.
So sánh mức lợi nhuận thu được từ 2$ và 1.28$ ta thấy Profit Factor nhỏ hơn 1 cho thấy hệ thống không được tốt, không tạo ra lợi nhuận. Profit Factor = 1 thì chỉ cho bạn hòa vốn. Do đó, cần phải một hệ thống có Profit Factor lớn hơn 1.
ĐỌC THÊM: Vàng 23/5: PMI toàn cầu
Hệ thống số 2 có Profit Factor tốt hơn, lợi nhuận nhiều hơn thua lỗ. Nhưng chỉ với con số này chưa thể nói lên hệ thống này tốt hơn hệ thống kia. Hệ thống số 2 vào lệnh có thường xuyên không hay 1 năm vào lệnh 1 lần?
Mặc dù Profit Factor tốt hơn, nhưng cơ hội vào lệnh ít hơn thì cũng không có ý nghĩa lắm. Chúng ta cần phải cân bằng cả yếu tố cơ hội trong hệ thống. Nếu hệ thống số 2 cho mức độ vào lệnh nhiều hơn so với hệ thống số 1 và với Profit Factor như vậy, thì vẫn tốt hơn.
Tỷ lệ Drawdown cần phải được cân nhắc cho mỗi hệ thống. Drawdown là kịch bản tệ nhất cho hệ thống của bạn. Bạn có thể mất tối đa bao nhiêu tiền khi vào một lệnh bất kỳ, hoặc một chuỗi lệnh thua lỗ? Không chỉ riêng về Profit Factor, yếu tố cơ hội, drawdown, thậm chí cả yếu tố tâm lý,…tất cả các yếu tố khác cần xem xét khi bạn muốn quản lý rủi ro tốt cho công việc giao dịch của mình.
Bài viết khái quát về yếu tố lợi nhuận (Profit Factor) của một hệ thống nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống của mình cũng như so sánh một cách tương đối giữa các hệ thống. Để tính được Profit Factor, bạn cần phải backtest đủ lâu để có những thông số đã đề cập ở trên.